Giặt khô là một trong những phương pháp cũng khá là phổ biến hiện nay, thích hợp cho những đồ vải khó giặt như chất liệu da, dạ, lông vũ…Vậy giặt khô là gì? Quy trình giặt như thế nào? Hãy cùng Thái Tuấn LMS tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Giặt khô là gì?
Giặt khô là phương pháp giặt sử dụng hóa chất dung môi (không phải nước) để làm sạch vết bẩn, mùi hôi từ đồ vải mà không ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Dung môi thường được sử dụng trong giặt khô: tetrachloroethylene (perchloroethylene PCE) hoặc decamethylcyclopentasiloxane (si-li-côn dạng lỏng) hoặc dung môi gốc muối hữu cơ Hydrocacbon. Đây đều là những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp giặt khô.
Ưu nhược điểm của phương pháp giặt khô
Khi sử dụng giặt khô thì sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau
Ưu điểm
- Giặt sạch hiệu quả: Giặt khô có thể giặt sạch các vết bẩn cứng đầu bám dính trên quần áo, đồ len, thảm,... mà nước giặt thông thường không thể làm sạch được.
- Bảo vệ màu sắc và form dáng: giúp bảo vệ các chất liệu nhạy cảm với nước, đồ dệt may cao cấp, giúp giữ nguyên màu sắc, form dáng, kích thước của quần áo, đồ vải.
- An toàn cho mọi loại vải: Giặt khô có thể áp dụng được cho mọi loại vải, kể cả những loại vải cao cấp như lụa, da, len…
- Tiết kiệm thời gian: Quần áo, hàng vải sau khi giặt khô có thể dùng ngay lập tức, nên sẽ không mất thời gian sấy hoặc làm khô tự nhiên.
Giúp kháng khuẩn, khử mùi: Dung môi giặt khô cũng có khả năng khử mùi hiệu quả và loại bỏ vi khuẩn, giúp giữ cho đồ giặt luôn thơm mát và sạch sẽ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì khi giặt khô cũng có những nhược điểm như sau:
- Chi phí cao hơn: bởi vì yêu cầu sử dụng máy giặt khô và dung môi chuyên dụng.
- Tiềm ẩn nguy cơ môi trường: Nếu không được xử lý đúng cách, một số dung môi trong quá trình giặt khô có thể gây hại cho môi trường.
- Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe: Một số dung môi hóa học sử dụng trong giặt khô có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu hít phải với nồng độ cao.
- Có thể làm hỏng một số loại vải: Một số loại vải nhất định có thể bị hỏng nếu giặt khô,
- Một số loại vết bẩn tích tụ lâu ngày, quá “cứng đầu” thì phương pháp giặt khô sẽ không thể làm sạch hoàn toàn.
>>> Xem thêm: Giặt ướt là gì? Tìm hiểu chi tiết về giặt ướt
Vì sao nên giặt khô
Với phương pháp giặt sử dụng hóa chất dung môi sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho đồ giặt.
Giặt những loại vải dễ bị hư hại với nước hoặc nhiệt độ cao
Có một số loại vải rất nhạy cảm với nước, không chịu được điều kiện giặt thông thường khi sử dụng giặt tay hay giặt máy giặt. Chính vì vậy, những chất liệu này phải giặt khô với hóa chất giặt đặc biệt không chứa xút và các loại chất tẩy.
Một số quần áo được nhuộm chất gốc nước (thuốc nhuộm dung môi chính là nước) sẽ rất dễ bị phai trong nước. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt bằng dung môi giặt khô, như vậy sẽ giúp quần áo có độ bền màu lâu hơn.
Giảm tình trạng co rút và hư vải
Một số loại chất liệu được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm…do cấu trúc sợi vải nên khi giặt bằng nước dễ bị co, rút hoặc dão, nhăn. Với những loại chất liệu này nên giặt khô hoặc giặt bằng tay nhẹ nhàng với hóa chất đặc biệt không chứa Natri và các loại chất tẩy để tránh tình trạng quần áo bị hư hỏng.
>>> Đừng bỏ lỡ: So sánh giặt khô với giặt ướt khác nhau như thế nào?
Giặt khô đem lại chất lượng tốt hơn
Giặt khô mang tới sự hoàn hảo cho chất liệu vải, giữ chất lượng và phom dáng đồ giặt như ban đầu. Trên thực tế, để tạo kiểu dáng, giữ nếp và độ cứng của các loại quần áo mới người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt. Khi giặt bằng nước, những lớp “hồ” này thường bị hòa tan trong nước như vậy sẽ làm mất đi kiểu dáng ban đầu và lâu dần sẽ làm mất đi form dáng quần áo.
Với giặt khô thì điều này rất ít khi xảy ra, phương pháp giặt khô sẽ giúp bảo toàn quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sợi vải lâu hơn.
Những loại vải và trang phục nào phù hợp với giặt khô
Giặt khô mang lại hiệu quả giặt cao kể cả với những chất liệu khó giặt, tuy nhiên chi phí giặt sẽ cao hơn và một số hóa chất giặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Những loại vải và trang phục thích hơn với giặt khô như sau:
- Những loại vải nhạy cảm: với những chất liệu như lụa, len, satin, cashmere, da…giặt khô là sự lựa chọn hoàn hảo, phương pháp này giúp bảo vệ chất liệu tối đa, tránh mất form hoặc co rút quần áo.
- Trang phục trang trọng: Đầm dạ hội, váy cưới, váy dự tiệc, áo vest, sơ mi…nên giặt khô để duy trì vẻ đẹp và chất lượng vải.
- Đồ da: chất liệu da rất dễ bị nổ và phai màu, giặt khô sẽ giúp tránh biến dạng, mất màu của chất liệu da.
- Trang phục có đính nhiều họa tiết phức tạp: Giặt khô là phương pháp giặt được ưu tiên cho những trang phục được đính kết cầu kỳ như: ren, đính đá, thêu, dải ngọc…khi giặt khô sẽ tránh các chi tiết bị hư hỏng hoặc phai màu ra vải như khi giặt bằng nước.
>>> Xem thêm: [Hướng dẫn] Đọc hiểu các ký hiệu giặt là trên quần áo
Quy trình giặt khô đúng chuẩn tại nhà
Tiếp theo đây, Thái Tuấn LMS sẽ chia sẻ tới bạn cách giặt khô đúng chuẩn ngay tại nhà.
Bước 1: Phân loại trang phục và xử lý vết bẩn
Trước khi giặt bằng bất cứ phương pháp nào thì trước khi giặt bạn cần phân loại trang phục theo từng chất liệu vải như: đồ len, đồ lụa, đồ lông, đồ da lộn…, mức độ của vết bẩn. Với giặt khô như vậy sẽ đảm bảo chọn loại dung môi phù hợp.
Để tăng hiệu quả giặt, bạn cần xử lý qua các vết bẩn trước. Hãy dùng khăn ẩm (thấm nước ấm) lau sạch các vết bẩn hoặc những mảng bám khó loại trước rồi hãy mang đi giặt.
Bước 2: Tiến hành giặt khô
Hiện nay, trên thị trường đã có loại máy giặt, tủ chăm sóc quần áo thông minh để giặt khô. Ở chức năng giặt khô, máy sẽ hoạt động bằng cách lắc nhẹ kết hợp với việc thổi hơi nước vào quần áo để loại bỏ vết bẩn.
Trước khi cho vào tủ giặt khô, bạn có thể thấm đồ qua dung môi giặt khô để làm sạch quần áo hiệu quả hơn.
Với những ai không có máy giặt khô hay tủ chăm sóc quần áo thì có thể dùng khăn ấm lau qua vết bẩn. Sau đó sử dụng bàn chải có tẩm chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch vết bẩn và cuối cùng dùng khăn lau sạch, rồi đem phơi ở khu vực khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Việc giặt khô bằng tay sẽ không mang lại hiệu quả như giặt khô bằng máy. Nếu bạn cần giặt khô với số lượng ít hay tần suất thấp thì nên sử dụng dịch vụ giặt khô cho quần áo sạch và đạt hiệu quả giặt cao.
Bước 3: Ủ hương thơm cho quần áo
Quần áo khi giặt khô tại nhà sẽ được ủ hương qua các thiết bị tự động. Để điều chỉnh mùi hương, bạn chỉ cần đặt vào trong khay của máy giặt loại giấy thơm hoặc túi thơm có mùi mà bạn thích. Máy chuyên dụng sẽ dùng hơi nước nóng xông qua và phun lên trang phục của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ủ hương quần áo bằng cách đặt giấy thơm, túi thơm vào trong các lớp quần áo và tiến hành sấy ủi như bình thường.
Bước 4: Làm khô đồ hoàn toàn
Sau khi hoàn tất quá trình giặt khô, máy sẽ giảm nhiệt độ và thổi gió để làm khô quần áo. Đây là cách làm giúp giữ cho quần áo của bạn bền đẹp nhất.
>>> Xem ngay: Quy trình giặt ủi công nghệ cao tại Thái Tuấn LMS
Thái Tuấn LMS - đơn vị cung cấp dịch vụ giặt ủi hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh
Thái Tuấn LMS cung cấp dịch vụ giặt ủi công nghiệp đáp ứng đa dạng nhu cầu giặt ủi với nhiều chất liệu khác nhau: giặt thường, giặt khô, giặt phòng sạch. Với công nghệ giặt ủi chuyển giao 100% từ Đức, sử dụng hóa chất giặt Diversey, Ecolab đạt chuẩn Quốc tế cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng giặt ủi tốt nhất.
Hơn thế nữa, tại Thái Tuấn LMS còn có giải pháp giặt ủi tích hợp số hóa quản trị hàng vải giúp các doanh nghiệp có thể quản lý hàng vải được mọi lúc mọi nơi trên nền tảng điện toán đám mây.
Đến với Thái Tuấn LMS, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ giặt ủi SẠCH NHẤT - NHANH NHẤT - BỀN NHẤT.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Giặt khô là gì? mà Thái Tuấn LMS muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.