Thái Tuấn LMS luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Tại Thái Tuấn LMS, hệ thống xử lý nước thải được thiết kế và xây dựng theo đúng quy trình chuẩn, đảm bảo xử lý hiệu quả nước thải phát sinh trong quá trình giặt ủi, góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường sống theo đúng hướng phát triển bền vững.
Quy trình xử lý nước thải tại Thái Tuấn LMS
Quy trình xử lý nước thải tại Thái Tuấn LMS được thực hiện theo trình tự sau:
Hố Thu Gom -> Tháp Giải Nhiệt -> Bể Điều Hoà -> Thiết Bị Phản Ứng Siêu Tốc -> Bể Tuyển Nổi Siêu Nông (DAF) -> Bể MBBR -> Bể Sinh Học Hiếu Khí (Aerotank) -> Bể Lắng Sinh Học -> Bể Lắng Sinh Học.-> Bể Khử Trùng -> Bể Chứa Bùn -> Máy Ép Bùn.
Hố thu gom
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy sẽ được loại bỏ đi rác thô rồi theo hệ thống thoát nước chảy vào hố thu gom.
Tại hố thu gom, nước thải tiếp tục xử lý sơ bộ bằng thiết bị lược rác thô với kích thước khe hở 5 - 8mm, sau đó nước thải sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt
Nước thải từ quá trình giặt ủi có nhiệt độ cao 70 - 80°C. Tại tháp giải nhiệt, nước sẽ được trích nhiệt và thải ra bên ngoài khí quyển qua hệ thống làm mát từ cánh quạt và tấm tản nhiệt. Sau đó nước thải sẽ chảy xuống bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đến công trình đơn vị phía sau. Bể điều hòa sẽ được sục khí bằng máy thổi khí và phân phối bằng hệ thống ống đục lỗ với mục đích xáo trộn nước thải, tránh quá trình lắng cặn, phân hủy kỵ khí và phát sinh mùi hôi. Sau đó, nước thải được bơm lên thiết bị phản ứng siêu tốc.
Thiết bị phản ứng siêu tốc
Thiết bị phản ứng siêu tốc được thiết kế dạng ống ziczac giúp làm tăng khả năng xáo trộn hóa chất vào nước thải. Hóa chất được châm vào đó là chất keo tụ PAC và hóa chất trợ keo tụ Polymer Anion lần lượt được châm vào các đoạn ống đầu của thiết bị phản ứng siêu tốc theo quá trình:
- Hóa chất PAC nhằm phá vỡ sự bền vững của các hạt keo và giúp chúng kết dính lại thành các bông bùn nhỏ
- Hóa chất Polymer Anion có tác dụng hỗ trợ keo tụ giúp cho kích thước các bông cặn lớn lên và có thể loại bỏ được ở bể DAF.
Bể tuyển nổi siêu nông DAF
Bể DAF là một bước đột phá so với phương pháp tuyển nổi thông thường trong hệ thống xử lý nước thải tại Thái Tuấn LMS. Các vi bọt khí cực mịn được tạo bởi máy nén khí đưa vào bồn tạo áp cùng dòng nước thải tuần hoàn trước khi đưa vào thiết bị tuyển nổi siêu nông thay vì được cấp trực tiếp như đối với các thiết bị tuyển nổi thông thường.
Các bộ phận chính của bể tuyển nổi siêu nông DAF gồm 5 bộ phận chính: thân bể, bộ phận phân phối nước quay, bộ phận phân phối khí hòa tan, một cơ chế khung và cơ chế thu nước hút nước.
Vòi nước vào - ra và vòi thu cặn đều tập trung ở khu vực trung tâm của thân bể, bộ phận phân phối nước, bộ phận thu nước, các bộ phận giải phóng khí hòa tan được kết nối với các khung bể và xoay quanh trung tâm của bể. Dầu mỡ, cặn lơ lửng sẽ được tách khỏi bể tuyển nổi siêu nông và được dẫn sang bể chứa bùn. Phần nước thải tiếp tục chảy sang bể MBBR.
Bể MBBR
Bể MBBR là bể xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám trên các giá thể lơ lửng. Đây là một giá thể tương đối mỏng và diện tích tiếp xúc lớn trong đó các vi sinh có thể hình thành và phát triển trong các lỗ được bảo vệ, nhưng tại cùng một thời điểm vẫn duy trì được sự tiếp xúc thường xuyên với nước thải. Vi sinh dính bám trên giá thể có nhiệm vụ xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Các giá thể này có thể ở dạng đĩa tròn.
Các màng vi sinh được hình thành trên bề mặt giá thể có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng là màng vi sinh kỵ khí, lớp giữa là màng vi sinh thiếu khí, lớp ngoài cùng là màng vi sinh hiếu khí. Chính nhờ quá trình hình thành các lớp vi sinh khác nhau mà bể MBBR có hiệu quả xử lý Nito, Photpho và BOD cao hơn rất nhiều so với bể bùn hoạt tính thông thường.
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Tại bể sinh học hiếu khí, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý.
Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ tự chảy vào bể sinh học hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Máy thổi khí nóng sẽ cung cấp thêm nguồn khí nhằm cung cấp oxy cho sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện máy thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ như CO2 và H2O…
Ngoài ra, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn sẽ hấp thụ Photpho, Nito cao hơn mức bình thường sẽ giúp cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng và vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn tiếp theo.
Các vi sinh vật tại bể sinh học hiếu khí này sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3–, SO₄²-,…
Các vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm: Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flavobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix và Geotrichum… vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
Bể lắng sinh học
Nước từ bể sinh học hiếu khí đi qua ngăn phân phối đến bể lắng sinh học. Bể lắng sinh học có chức năng tách bùn hoạt tính đã xử lý trong bể sinh học hiếu khí. Phần nước thải trong sẽ được chảy sang bể khử trùng.
Phần bùn sau khi lắng được tuần hoàn lại về bể MBBR rồi qua bể sinh học hiếu khí nhằm đảm bảo lượng bùn trong bể, phần bùn dư được đưa sang bể chứa bùn.
Bể khử trùng
Tại bể khử trùng hóa chất Javen được thêm vào để tiêu diệt các trùng vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Coliforms…để đạt tiêu chuẩn đầu nối nước thải của KCN Phúc Long .
Bể chứa bùn
Bể chứa bùn chứa phần bùn dư từ bể lắng sinh học, lượng cặn, dầu mỡ từ bể tuyển nổi siêu nông. Tại đây, nước sẽ tách bùn rồi quay lại hồ thu gom, tiếp tục quy trình trong hệ thống xử lý nước thải.
Máy ép bùn
Máy ép bùn được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải tại Thái Tuấn LMS là máy ép bùn băng tải. Máy ép bùn được sử dụng với mục đích giúp cho bùn hóa lý và sinh học với các ưu điểm như sau: tạo bùn khô, tỷ lệ chất rắn được giữ lại cao, yêu cầu về năng lượng vừa phải, chi phí vận hành và đầu tư khá thấp.
Tại máy ép bùn, hóa chất Polymer Cation được bơm vào nhằm giúp kết dính bùn với nhau. Phần bùn sau khi ép sẽ được lưu trữ tại khu vực chứa bùn và vận chuyển xử lý theo quy định.
Tại Thái Tuấn LMS, nước thải được xử lý theo hệ thống xử lý chuẩn chỉ đạt tiêu chuẩn B QCVN với công suất xử lý nước thải lên tới 1400m³/ngày/đêm. Chúng tôi đảm bảo chất lượng nước thải ra ngoài môi trường đã đạt chuẩn, quan tâm tới bảo vệ môi trường sống cũng chính là định hướng phát triển của chúng tôi.
Thái Tuấn LMS - giải pháp giặt ủi Hoàn Hảo, công nghệ đỉnh cao
Thái Tuấn LMS tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ giặt ủi công nghiệp hướng tới bảo vệ môi trường xanh hàng đầu Việt Nam. Với sự đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, hệ thống xử lý nước cấp đầu vào, hệ thống xử lý nước thải đầu ra đạt chuẩn, chúng tôi tự tin cam kết về chất lượng dịch vụ.
- Quy trình giặt 1 chiều, hàng vải sạch, tối ưu hóa vòng đời sợi vải, chống nhiễm khuẩn chéo
- Sử dụng hóa chất Diversey an toàn và thân thiện với môi trường
- Giao hàng nhanh - đúng giờ - đúng số lượng - đúng chất lượng
- Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn
- Chăm sóc khách hàng 24/7
Để trải nghiệm dịch vụ giặt ủi công nghiệp hay dịch vụ giặt ủi tích hợp quản trị hàng vải, Quý khách hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0901.661.166 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí nha.